Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli Club vs Al
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2 -
Ngành chăn nuôi tỷ USD loay hoay với 'kinh tế tuần hoàn'Ngành chăn nuôi mỗi năm có khoảng 75 triệu tấn phụ phẩm - nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế tuần hoàn (Ảnh: TL) Theo ông Hinh, có 3 công nghệ chính đang triển khai trong các trang trại chăn nuôi quy mô lớn: xử lý chất thải rắn bằng máy tách phân; xử lý chất thải khí bằng máy phát điện khí sinh học; xử lý chất thải lỏng bằng hệ thống tưới (nước thải sau biogas thông qua hệ thống lọc).
Thời gian qua, Dự án Hỗ trợ nông nghiệp Carbon thấp (LCASP) đã triển khai xây dựng mô hình tại 10 tỉnh, với kết quả ban đầu khá khả quan. Dự án đã đầu tư máy tách phân tại các trang trại chăn nuôi quy mô trên 2.000 đầu lợn/bò cũng như hệ thống tưới bằng nước thải biogas. Các trang trại lớn đều đạt tỷ suất lợi nhuận trên 20%, thời gian hoàn vốn từ 5-6 năm.
Thí điểm triển khai tại một số trang trại lợn quy mô trên 5.000 con cho tỷ suất lợi nhuận lên đến 60% so với mô hình truyền thống, thời gian hoàn vốn từ 2-3 năm.
Bà Bùi Thị Hồng Hà, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), chia sẻ về mô hình liên kết gà - rau tại Thái Bình. Phân gà được xử lý bằng công nghệ vi sinh ngay tại trại, ủ hoai và đưa ra dùng tại ruộng rau.
Cách làm này được áp dụng tại trại gà đẻ quy mô 18.000-50.000 con. Nhờ đó, HTX rau sạch Trung An đã tăng năng suất 40%. Một HTX rau sạch khác dùng phân gà rắc trên ruộng và tận dụng dùng tàn dư trên ruộng, không cần tới thuốc BVTV, giúp sản xuất rau với chi phí rẻ, tạo ra chất lượng cao phục vụ khách hàng, bà Hà cho hay.
Theo ước tính, chỉ riêng ngành chăn nuôi khối lượng phụ phẩm lên tới 75 triệu tấn mỗi năm. Đây là nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế tuần hoàn, song ở nước ta vẫn bỏ phí hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi còn có nhiều điểm nghẽn trong chính sách (Ảnh: TL) Gỡ điểm nghẽn về pháp lý
Ông Nguyễn Anh Phong - Giám đốc Trung tâm Thông tin (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) - chỉ rõ, với phát triển và nhân rộng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, ở Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức như: nhận thức về kinh tế tuần hoàn tại quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX còn sơ khai; tâm lý ngại rủi ro, mức đầu tư cho các mô hình tái chế lớn; khung luật pháp chưa hoàn thiện.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, cho rằng, điểm nghẽn hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn (lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác) nhưng vướng các quy định của Luật Môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường.
Như nuôi bò đang tăng trưởng cao, song chúng ta lại không có đồng cỏ. Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi thu mua tại các nhà máy chế biến nông sản, mua bã, thân, cành cây,... thì khâu vận chuyển lại khó khăn, bởi nó được coi là chất thải theo Luật Môi trường, ông dẫn chứng.
Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt, kinh tế tuần hoàn là nền tảng của phát triển bền vững, nền tảng của kinh tế xanh. Chính vì vậy, chúng ta không nên tách bạch nhiều quá, không nên trói buộc mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi tổ chức, nông hộ để phát triển mô hình.
Ông kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu quy định hành lang pháp lý, khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo; có những chính sách phục vụ doanh nghiệp, nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi để thí điểm, đánh giá, từ đó lan tỏa mô hình.
Mỗi năm có 160 triệu tấn, ‘mỏ vàng’ vẫn chưa khai thác của Việt NamChỉ 1 triệu tấn phụ phẩm của ngành thủy sản, nếu đưa hết vào chế biến ra các sản phẩm giá trị cao có thể thu thêm 4-5 tỷ USD. Nông nghiệp nước ta có 160 triệu tấn phụ phẩm/năm, nhưng "mỏ vàng" bị bỏ phí."> -
Nhận định, soi kèo Tirana vs Teuta, 22h59 ngày 09/12: Trận chiến không khoan nhượng -
Chuyển nhượng gần 6 triệu tấn CO2 còn dư, để lâu sẽ bị mất giáSau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho WB, ở 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ còn dư gần 6 triệu tấn CO2 giai đoạn 2018-2019. Ảnh minh hoạ Về việc chuyển nhượng bổ sung 1 triệu tấn CO2 cho WBnằm trong con số tối đa bổ sung 5 triệu tấn CO2 theo ERPA đã ký, được Chính phủ giao thẩm quyền cho Bộ NN-PTNT thay mặt Chính phủ Việt Nam và các chủ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ chuyển nhượng cho WB trong thời gian thực hiện ERPA.
Mặt khác, kết quả giảm phát thải chuyển nhượng này là kết quả tạo ra trong quá khứ (giai đoạn 2018-2019), nên rất khó có thể tìm kiếm các đối tác khác để thực hiện trao đổi, thương mại, để lâu sẽ bị mất giá theo thời gian. Trong khi đó, thị trường carbon trong nước sẽ được thiết lập và vận hành chính thức vào năm 2028.
Do đó, để tiếp tục huy động nguồn lực bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, Bộ NN-PTNT đề xuất và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ này tiếp tục thực hiện chuyển nhượng bổ sung 1 triệu tấn CO2 cho WB.
Đối với 4,91 triệu tấn CO2 từ lượng giảm phát thải còn lại, WB không đề xuất mua thêm. Vì vậy, Việt Nam có quyền chuyển nhượng cho các đối tác tiềm năng khác.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bộ NN-PTNT chưa nhận được đề xuất của các tổ chức, đối tác trong và ngoài nước về trao đổi, chuyển nhượng lượng giảm phát thải này. Theo đó, Việt Nam có thể sử dụng lượng giảm phát thải còn dư này đóng góp vào NDC quốc gia.
Trường hợp có tổ chức, đối tác quan tâm, đề xuất trao đổi, chuyển nhượng, Bộ NN-PTNT sẽ nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý, sử dụng nguồn thu này, lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả đóng góp vào NDC.
Còn trong trường hợp chưa có ý kiến đồng ý của Thủ tướng về việc thực hiện chuyển nhượng lượng giảm phát thải còn dư của vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2019 (gồm 1 triệu tấn CO2 theo đề xuất của WB và 4,91 triệu tấn CO2 còn lại), Bộ NN-PTNT kiến nghị cho phép bộ có Công thư gửi WB về việc chưa chuyển nhượng thêm 1 triệu tấn CO2.
Đến khi có kết quả đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện triển khai Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, Bộ NN-PTNT đề xuất phương án quản lý, sử dụng đối với lượng giảm phát thải còn dư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Việt Nam bán tín chỉ carbon rừng: Có tổ chức trả tối thiểu 10 USD/tấn CO2Theo thoả thuận, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026. Mức chi trả tối thiểu là 10 USD/tấn CO2.">